Post Views: 40
Với đầy đủ thiết bị kiểm tra chất lượng và thiết bị test tải, kết hợp với đội ngũ kỹ thuật viên hơn 15 năm trong nghề cùng quy trình được chuẩn hóa bài bản. Chúng tôi cam kết đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng
suadientu247.com chuyên sửa chữa nguồn xung các loại:
- Sửa module nguồn cấp cho hệ thống PLC
- Sửa card nguồn máy SMT (Mounter, AOI, SPI)
- Sửa nguồn cho phòng thí nghiệm
- Sửa nguồn bị cháy nổ
- Sửa nguồn báo lỗi error
- Sửa nguồn chập chờn
- Sửa nguồn khởi động chậm
- Sửa nguồn xung báo lỗi quá dòng, quá nhiệt
- Sửa nguồn ra không đủ điện áp (thấp áp)
- Sửa nguồn phát ra tiếng ồn lạ
- Sửa nguồn quạt không quay
- Sửa nguồn cháy IGBT, cháy mofet
- Sửa nguồn xung công suất lớn
- Sửa nguồn Seimen
- Sửa tủ nguồn DC nhà máy cán tôn
- Sửa tủ nguồn DC nhà máy xử lý nước thải
- Sửa nguồn máy CNC
- Sửa nguồn máy móc ngành in
- Sửa nguồn công nghiệp
- Sửa module nguồn robot
- Sửa module nguồn biến tần ABB
- Sửa nguồn Sever
1-Nguồn xung là gì?
- Nguồn xung (Switch Power Supply) hay SMPS (Switched-Mode Power Supply) là một loại nguồn điện thường được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị điện tử hiện đại như trong các hệ thống công nghiệp, dân dụng, viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệp, thiết bị đo lường và vô số các thiết bị khác.
- Một các dễ hiểu thì nguồn xung được thiết kế để chuyển đổi từ nguồn điện xoay chiều (AC) thành điện áp và dòng điện DC cách ly có giám sát thông qua hồi tiếp từ mạch vi sai. Ưu điểm nổi bật của nguồn xung là độ ổn định cao, ít dao động, có dải điện áp đầu vào rộng, điện áp đầu ra tinh chỉnh linh hoạt, nhỏ gọn nhưng cho ra hiệu suất cao.
- Nguồn tổ ong thực chất cũng là nguồn xung, nhưng có công suất nhỏ và được tối giản linh kiện để giảm giá thành, được trang bị cho các thiết bị dân dụng phổ thông. Vì vỏ nguồn được đục lỗ dạng tổ ong nên tại Việt Nam thường được gọi là nguồn tổ ong.
2-Gọi ngay cho dịch vụ sửa nguồn xung khi gặp các hư hỏng sau
- Hư hỏng các linh kiện: Trong quá trình hoạt động, các linh kiện bên trong nguồn xung có thể bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như quá trình lão hóa, sử dụng sai cách, bị chập điện, hoặc bị động vật cắn phá
- Điện áp ngõ ra không đúng: Nguồn switch không cung cấp đủ điện áp hoặc cho ra điện áp quá cao so với thông số danh nghĩa
- Cấp điện không ổn định: Nếu nguồn xung cung cấp điện không ổn định, chập chờn hoặc phải bật nguồn một lúc lâu trên 3 phút thì điện áp ngõ ra mới ổn định
- Tín hiệu báo lỗi: đa số moulde nguồn sẽ có đèn báo lỗi trên thân võ, một số khác sẽ gửi tín hiệu lỗi về hệ thống và hệ thống thông báo mã lỗi qua màn hình hoặc qua đèn báo lỗi bên ngoài.
- Nguồn xung bị đứt cầu chì nhưng khi thay mới lại bị đứt ngay lập tức: đây là dấu hiệu cho thấy khả năng cao là các linh kiện công suất như Mosfet, IGBT, Diode chỉnh lưu đã bị hư hỏng dẫn đến chập ngõ vào. Hoặc mạch bảo vệ quá áp ngõ vào đã được kích hoạt.
- Và một số hư hỏng khác như: Nguồn khởi động được nhưng quạt quay yếu, ngõ ra chính không có điện áp, khi bật nguồn quạt giật giật nhẹ chứ không khởi động được.
3-Nguyên nhân hư hỏng phổ biến của nguồnxung
3.1 Chủ quan:
- Quá tải: Nguồn xung có thể bị hỏng nếu nó được sử dụng để cấp điện cho các thiết bị có công suất cao hơn so với mức tối đa cho phép của nguồn xung. Quá tải có thể gây ra nhiệt độ quá cao và các linh kiện bên trong nguồn xung có thể bị cháy hoặc bị hư hỏng.
- Sử dụng sai cách: Sử dụng sai cách nguồn xung, ví dụ như kết nối sai dây nguồn hoặc sử dụng nguồn xung không phù hợp với thiết bị, có thể gây hỏng nguồn xung.
3.2 Khách quan:
- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường quá cao sẽ làm cho các linh kiện bên trong khối nguồn không được tản nhiệt tốt, dẫn đến các linh kiện bị giảm tuổi thọ hoặc bị hư hỏng nếu bị quá nhiệt.
- Điện áp vào không ổn định: Nguồn xung có thể bị hỏng nếu điện áp vào không ổn định. Điện áp vào quá cao hoặc quá thấp có thể gây hư hỏng linh kiện bên trong nguồn xung.
- Lão hóa: Nguồn xung có thể bị hư hỏng do quá trình lão hóa linh kiện bên trong. Các linh kiện bên trong nguồn xung bị giảm tuổi thọ hoặc hỏng do sử dụng trong thời gian dài.
- Độ ẩm quá cao: Độ ẩm cao sẽ dễ tạo điều kiện phóng điện gây ra các sự cố hư hỏng mạch điện tử bên trong bộ nguồn
- Bụi bẩn: cũng như những phần tử điện tử khác, nguồn xung nếu được lắp đặt trong môi trường nhiều bụi bẩn lâu dài sẽ làm cho các linh kiện bị phủ nhiều bụi gây khó khăn tản nhiệt dẫn đến làm giảm tuổi thọ module nguồn. Vì vậy chúng ta cần lưu ý vệ sinh bảo dưỡng định kỳ thiết bị, đặt biệt vệ sinh kỹ quạt tản nhiệt – phần tử dễ bám bụi nhất.
- Môi trường hóa chất: Môi trường lắp đặt là xưởng sản xuất hóa chất hoặc rò rỉ hóa chất ra không khí, đặc biệt là axit. Chúng sẽ tàn phá các linh kiện điện tử trong một thời gian ngắn, các chân và bề mặt kim loại của linh kiện sẽ nhanh chóng bị oxy hóa làm rơi gãy linh kiện hoặc gây đoản mạch.
4. Dấu hiệu nhận biết nguồn xung gặp sự cố
4.1 Nhận biết thông qua đo đạc
- Điện áp không ổn định: Nếu điện áp xuất ra từ nguồn xung không ổn định, đây là dấu hiệu rõ ràng bộ nguồn đã bị hư hỏng.
- Không có nguồn ngõ ra: Nếu nguồn xung không có điện áp ngõ ra dù đã thay thế thử dây cấp nguồn nhưng thiết bị vẫn im hơi lặng tiếng, hoặc có báo đèn những không có điện áp ngõ ra thì 100% bộ cấp nguồn đã hư hỏng mạch điện bên trong.
- Không khởi động: Khi nguồn xung không khởi động được, dù đã kết nối với nguồn điện, đèn LED báo nguồn không sáng hoặc nháy đều là dấu hiệu của sự cố.
4.2 Nhận biết bằng giác quan
- Nhiệt độ quá cao: Khi nhiệt độ trên vỏ nguồn xung quá cao một cách bất thường, hãy cố gắng tìm cách tăng cường tản nhiệt cho khối nguồn, nếu trong vòng 10 phút tình trạng vẫn không thiên giảm, quý khách hãy nhanh chóng ngắt nguồn ngay lập tức tránh kéo dài thêm dễ gây ra các hư hỏng nặng hơn.
- Tiếng ồn: Nếu nguồn xung phát ra tiếng ồn lớn hoặc tiếng “rít” khác thường, đó có thể là dấu hiệu sớm biết nguồn đang không hoạt động bình thường, nếu kéo dài tình trạng này, bộ nguồn chắc chắn sẽ hư hỏng nặng thêm.
- Sự cố với đèn LED: Nếu đèn LED báo nguồn bị sáng hoặc nhấp nháy không đồng đều, đó là dấu hiệu nguồn xung đang bị sự cố nhẹ nào đó bên trong cần phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn
- Mùi khét: Nếu mùi khét, hoặc mùi khó chịu phát ra từ nguồn xung, đó là dấu hiệu rõ ràng của sự cố cháy nổ linh kiện điện tử
- Có khói bóc ra từ bộ nguồn: đây rõ ràng là linh kiện điện tử đã bị cháy nổ, cần nhanh chóng ngắt nguồn điện để tránh các sự cố đáng tiếc.
5. Hướng dẫn kiểm tra nguồn xung trước khi liên hệ dịch vụ sửa mạch nguồn xung
Cầu chì:
-
Khi gặp sự cố nguồn không báo đèn quạt không quay, việc đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra xem cầu chì có hư hỏng hay không? Nếu cầu chì hỏng ta kiểm tra đường cấp nguồn nếu không bị đoản mạch ta tiến hành thay cầu chì cùng thông số. Nếu sau khi thay cầu chì cùng thông số mà cầu chì tiếp tục đứt thì chúng ta cần kiểm tra sâu hơn các khối khác, đặc biệt là khối công suất và mạch dao động.
Varistor:
- Đây là một dạng điện trở bảo vệ quá áp hay còn thường được gọi là tụ chống sét. Khi điện áp ngõ vào vượt quá thông số thiết kế, varistor sẽ bị đoản mạch làm đứt cầu chì để bảo vệ toàn bộ mạch phía sau. Khi ở trạng thái bình thường và còn tốt điện trở giữa 2 chân varistor có giá trị tính bằng Mega Ohm, nếu đo giá trị điện trở trên 2 chân varistor có giá trị thấp hoặc đoản mạch thì varistor này đã bị hư. Thường thì nếu varistor hư hỏng sẽ cháy nổ rất rõ và có thể quan sát bằng mắt thường.
Diode chỉnh lưu ngõ vào:
- Đây là cụm chuyển đổi nguồn điện AC thành DC để toàn bộ mạch điện tử phía sau hoạt động. Thường thì diode chỉnh lưu bị đứt hoặc bị đoản mạch. Khi diode chỉnh lưu bị đoản mạch thì cầu chì sẽ đứt và nhiều khả năng các linh kiện bán dẫn phía sau sẽ bị ảnh hưởng khá nặng.
Tụ lọc nguồn ngõ vào:
- Cụm tụ lọc nguồn ngõ vào đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ năng lượng và làm phẳng điện áp trên DC bus để các linh kiện công suất phía sau hoạt động ổn định và đạt được hiệu suất cao nhất. Tụ lọc nguồn ngõ vào thường có xu hướng bị khô hoặc bị đứt hoàn toàn làm. Dấu hiệu nhận biết: ngoại quan tụ bị phù hoặc chảy nước, mạch chạy không ổn định, điện áp DC bus nhấp nhô, IC nguồn hoặc Mosfet hoặc IGBT quá nóng một cách bất thường, nhiều trường hợp cứ thay IC nguồn vào chạy vài phút là lại nổ.
Mosfet, IGBT, IC nguồn tích hợp:
- Đây là cụm linh kiện dễ hư hỏng bâc nhất trong bộ nguồn, dấu hiệu dễ nhận thấy là mạch mất nguồn ngõ ra. Thường thi khi cách linh kiện này xảy ra hư hỏng sẽ bị vỡ, nỗ hoặc đoản mạch giữa các chân.
Diode chỉnh lưu ngõ ra:
- Nhiều trường hợp mạch dao động vẫn chạy, nguồn cấp trước vẫn bình thường, nhưng nguồn ngõ ra chính không có thì hãy kiểm tra ngay diode chỉnh lưu ngõ ra. Đây là diode xung, chúng được thiết kế để hoạt động với tần số cao, khi xảy ra hư hỏng chúng thường sẽ bị đứt hoặc khi đo nguội vẫn bình thường nhưng khi cấp nguồn vào thì mất chức năng chỉnh lưu thành dòng điện DC.
Tụ lọc nguồn ngõ ra:
- Trong quá trình sửa chữa chúng tôi cũng thường phát hiện mạch không hoạt động, báo quá tải hoặc đoản mạch mà nguyên nhân duy nhất chỉ vì tụ lọc nguồn ngõ ra bị đoản mạch. Nhiều trường hợp thì bị rò hoặc bị khô làm mất khả năng lọc phẳng điện áp DC ở ngõ ra.
Mạch vi sai và hồi tiếp:
- Đây cũng là cụm linh kiện cực kì dễ hư hỏng. Dấu hiệu rõ ràng nhất là điện áp ngõ ra của bộ nguồn không đúng với thông số được thiết kế (có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Nhiều trường hợp cụm mạch này có vấn đề làm khối dao động hiểu nhầm là điện áp ngõ ra đang quá thấp, nên ra lệnh cho cụm công suất hoạt động tối đa công suất liên tục gây ra các hư hỏng quá tải, cháy nổ linh kiện công suất và đứt cầu chì.
IC dao động:
- IC dao động là trái tim của mạch nguồn xung, khi mất nguồn ngõ ra mà tất cả các linh kiện ở trên ta kiểm tra không phát hiện điều gì bất thường thì có thể nghĩ ngay đến IC dao động hoặc mạch điều khiển dao động có vấn đề. Các trường hợp này nên thay IC mới hoạt động tốt để kiểm tra loại trừ.